1987: When The Day Comes khắc họa hình ảnh anh hùng của những công dân Hàn Quốc đã chiến đấu để mang lại nền dân chủ cho đất nước vào thời điểm nhân dân nằm dưới chế độ quân sự khắc nghiệt của cựu tổng thống Chun Doo Hwan. Bộ phim tập trung vào những nhân vật và sự kiện khác nhau có thật trong lịch sử: Cái chết của sinh viên biểu tình Park Jong Chul và những người dám tiết lộ sự thật đằng sau cái chết của anh ta đã dẫn đến cuộc nổi dậy Dân chủ tháng Sáu, một phong trào dân chủ toàn quốc ở xứ kim chi.
I Can Speak bắt đầu như một bộ phim hài vui nhộn về người phụ nữ lớn tuổi Na Ok Boon (Na Moon Hee) và hành trình học tiếng Anh cùng chàng công chức nhà nước Park Min Jae (Lee Je Hoon). Càng về cuối bộ phim, khán giả mới hiểu rõ một phần nguyên nhân tại sao Ok Boon lại đam mê theo đuổi ngoại ngữ tới vậy. Bà là một trong những nạn nhân hiếm hoi còn sống sót sau khi thoát khỏi chế độ nô lệ của lính Nhật thời chiến tranh. Bộ phim gây ra khá nhiều tranh cãi sau khi được công chiếu do đụng chạm tới vấn đề chính trị nhạy cảm.
Vào tháng 6/2002, người dân Hàn Quốc đều đang mê mẩn đội tuyển bóng đá của quốc gia tham gia thi đấu trong trận bán kết World Cup. Tuy nhiên trong lúc đó, một trận chiến đã nổ ra tại đường biên phía Bắc. Trận đánh Yeonpyeong lần thứ 2 bắt đầu vào 29/6, sau khi các tàu của Triều Tiên vượt qua đường biên phía Bắc, phớt lờ các cảnh báo từ phía Nam để quay trở lại và tấn công các tàu tuần tra của Hàn Quốc đang theo dõi họ. Cuộc giao tranh chỉ kéo dài khoảng nửa giờ, khiến 6 người Hàn Quốc thiệt mạng và 18 người bị thương nặng.
The Attorney lấy cảm hứng từ cố tổng thống Roh Moo Hyun và sự tham gia của ông vào vụ án Burim. Cựu tổng thống độc tài Chun Doo Hwan đã bắt giữ 22 nhà hoạt động dân chủ vào năm 1981 và buộc tội họ bí mật ủng hộ chế độ Bắc Triều Tiên. Những người bị bắt đã bị giam giữ tới 63 ngày và bị tra tấn, ép buộc họ phải thú nhận sai rằng họ là gian tế của Triều Tiên. Vào tháng 2/2014, 33 năm sau khi kết án ban đầu, 5 trong số 19 bị cáo trong vụ án Burim được tuyên trắng án về mọi tội danh thông qua một cuộc tái thẩm khiến công chúng phẫn nộ.
Vào tháng 12/2008, một bé gái 8 tuổi, được biết đến với bí danh Nayoung, bị bắt cóc trên đường đi học bởi một gã đàn ông tên Cho Doo Soon, 57 tuổi. Hắn đánh đập, cưỡng hiếp và bỏ mặc cô bé thoi thóp trong một nhà vệ sinh công cộng. Tuy đã may mắn sống sót song Nayoung phải chịu thương tật cả đời và vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ. Bộ phim khiến khán giả khóc hết nước mắt bởi câu chuyện thương tâm của Nayoung cũng như sự phẫn nộ lên tới đỉnh điểm bởi tên thủ ác Cho Doo Soon vẫn được chính phủ Hàn Quốc bảo vệ.
Vụ bắt cóc Lee Hyung Ho là một trong những vụ án lạnh lùng khét tiếng nhất Hàn Quốc. Vào ngày 29/1/1991, cậu bé 9 tuổi Lee Hyung Ho đã bị bắt cóc tống tiền. Trong suốt 44 ngày, cha mẹ của Hyung Ho đã cố gắng thương lượng với kẻ bắt cóc. Thông qua các cuộc điện thoại định kỳ, hắn yêu cầu số tiền chuộc 70 triệu won (khoảng 60.300 USD). Nhưng cuối cùng cảnh sát lại phát hiện thi thể của cậu bé xấu số ở gần nhà và theo giám định cho thấy Hyung Ho đã bị giết ngay sau khi bị bắt cóc. Hung thủ đã nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật suốt 15 năm và cho đến hiện tại những manh mối duy nhất về hắn chỉ là “một người đàn ông khoảng 30 tuổi” dựa trên giọng nói qua điện thoại.
My Father dựa trên câu chuyện có thật của Aaron Bates, một cậu bé Hàn Quốc được gia đình Mỹ nhận nuôi vào năm 5 tuổi. Khi trưởng thành, Aaron luôn khao khát được gặp bố mẹ ruột nên đã gia nhập quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và xuất hiện trên một chương trình dành cho những người con nuôi tìm người thân. Anh nhận được một cuộc gọi từ một người đàn ông tự xưng là bố đẻ của anh, Sung Nak Joo, bày tỏ muốn gặp anh. Cuộc hội ngộ của Aaron với bố mình đã tạo nên một làn sóng xôn xao, vì Nak Joo không chỉ bị bỏ tù vì tội giết người mà còn bị kết án tử hình.
Marathon đã thu hút hơn 5 triệu người xem và được ghi nhận là có tác động đáng kể đến nhận thức và hiểu biết của công chúng về chứng tự kỷ vào thời điểm đó. Bộ phim dựa trên câu chuyện của Bae Hyung Jin, một vận động viên marathon mắc chứng tự kỷ, người đã hoàn thành cuộc đua marathon vào năm 2001 chỉ trong vòng chưa đầy 3 giờ. Sau bao gian khổ, Hyung Jin trở thành người Hàn Quốc trẻ nhất hoàn thành 3 môn phối hợp, hoàn thành khóa học trong hơn 15 giờ của marathon.
Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để nhanh chóng cập nhật những bộ phim thú vị khác nhé!
Xem Hope khóc sưng cả mắt =((
Phim Hope xem xong ám ảnh luôn TTT
Mỗi lần coi Hope là y như rằng bị ám ảnh. Coi lần nào khóc lần đó :((
Đã xem Hope và thấy cảm động thực sự… Không tưởng tượng ra được sự việc ngoài đời sẽ kinh khủng cỡ nào luôn! Tội nạn nhân…
Trước xem Hope xong khóc sưng mắt luôn